Le bonheur n' est jamais grandiose
(Hạnh phúc chẳng bao giờ huy hoàng)Aragon
Một mùi lạ tạt qua mũi, anh tỉnh cơn gà gật. Mùi thơm son phấn. Nói đúng hơn, một thứ mùi son phấn ngầy ngậy, nồng nàn, tựa hồ trộn lẫn chút mùi mồ hôi mỡ màng beo béo hay sao ấy? Đầu vẫn gục trên cổ, anh nhướng mi, đỏ nhìn qua phía trái chỗ mình ngồi. Một cặp đùi đồ sộ căng bóng dưới lần xoa ngoại màu cánh trả, hầu như đen thẫm, xếp bên nhau song song như hai quả dưa hấu đập vào luồng mắt còn lơ mơ ngái ngủ. Anh khẽ cựa mình vì thấy một bên vai bị lấn ép. Vai anh liền được giải toả khi người ngồi cạnh vừa hơi xoay mình, duỗi cánh tay, rồi một bàn tay nung núc với những ngón chũn móng tô nhũ bạc óng ánh hơi xoè ra úp chụp lên một bên đùi, chiếc đùi béo nục với chiếc cầu gối cũng u lên tròn vo, càng nom càng giống hệt quả dưa hấu cỡ bự. Hai chiếc nhẫn vàng, mặt ngọc xanh ngọc đỏ cũng to bự, tôn thêm ở bà ta vẻ giàu sang phú quý.
Đầu vẫn cúi, gà gật, anh cưỡng lại ý muốn liếc ngang sang, chỉ cố đoán già đoán non bà mệnh phụ mà sự tình cờ đã đặt ngồi kề cạnh mình, tuổi phải ngót nghét năm mươi. Mu bàn tay đã sần sùi lên thế kia, phấn đóng thành vẩy trắng, nhìn kỹ mà xem. Bà ta lên xe từ lúc nào ấy nhỉ, chà chà, mình vừa chợp một giấc say quá thế.
Trong anh gợn lên một chút hổ thẹn với chính mình. "Phổi bò!". Hoá ra cái náo nức ban đầu của mình cũng chỉ là phổi bò, một cái gì vẫn như hời hợt giả tạo. Chiếc xe ca sơn xanh da trời với những vạch vàng vạch đỏ chạy dài, hầu như mới, trông đỏm dáng, khá sang trọng, khác hẳn cái dáng cũ kỹ bệ rạc của những chiếc xe miền Bắc từng trải qua bom đạn, sau chặng nghỉ ăn tối ở Đà Nẵng, đã khẩn trương lên đường lại, lúc ấy khoảng mười giờ đêm. Bon bon lướt trên con đường nhựa huyết mạch của chiến tranh được bảo dưỡng khá tốt, nó tiến nhanh với tốc độ đều đều về phía Nam. Dường như nó cũng muốn đáp ứng cái hào hứng của anh, người cán bộ " Bắc việt". muốn được sớm tận mặt thấy một nửa miền đất nước mà chỉ dăm ba tháng trước đây, đối với anh cũng như đồng bào miền Bắc, còn là nơi đất cấm không thể nào mơ ước đặt chân lên. Lúc bình minh vừa rạng, nhìn ra trước, chênh chếch về phía trái, một dải lụa mờ trắng lô xô tiến ập về phía chiếc xe. Chao ôi! Biển! biển! Những làn sóng bạc đầu kéo dài như dải lụa ấy, cung với cảnh hứng đông, càng lúc càng sáng trắng lên lấp lánh, sôi trào đồng thời, mầu nước biển ngoài kia chuyển nhanh từ tím thẫm sang mầu tím ngát rồi làm tím. Lần đầu tiên anh thấy con đường quốc lộ 1 đi sát gần biển Đông đến thế. Chao ôi, giá lúc này có nhảy ra khỏi xe, thở căng lồng ngực mà lao ra chạy như một lực sĩ điền kinh giữa khoảng trời thênh thang phóng khoáng! Hít thở cái bầu trời Nam vừa thoắt trở lại thanh bình! Nuốt tràn tim tràn phổi cái màu biển tím làm ngan ngát! Nhìn cho no mắt những rặng dừa, vườn dừa rừng dừa ken sít, những dòng sông xanh leo lẻo miền Nam Trung Bộ, những dáng thá Chàm ẩn hiện như trong mơ! Thế rồi, mệt nhoài vì bao cảm giác, ấn tượng dồn dập anh gục đầu thiếp đi lúc nào không biết.
Xe đã dừng đổ khách ở chỗ nào ấy nhỉ, anh tự hỏi. Ngồi cạnh anh lúc sáng sớm ở phía trái là một ông già cơ, ừ đúng, một ông già âu phục màu ghi là thẳng tặp diêm dúa, cùng đi với vợ, bà ngồi cạnh cửa sổ xe. Lúc này ngồi thay vào chỗ của ông là bà mệnh phụ to béo đồ sộ này. Phía bên trái bà ta, cạnh cửa sổ, cũng là một người khác mới, một phụ nữ, chắc hẳn trẻ hơn, anh đoán thế, căn cứ vào chiếc tà áo dài bằng crếp mịn màu thiên thanh. Trên tà áo dài ấy, anh thấy một chiếc làn đan bằng thứ sợi gì trắng ngà mềm óng (Sau này mới biết người ta gọi là lá buông). Nắm nhẹ nhàng lên quai làn là hao bàn tay nhỏ nhắn, các đầu ngón hồng hồng đan chớm lên nhau. Anh chú ý thấy móng tay để tự nhiên, không tô nhuộm. Chủ nhân hai bàn tay này - anh trở lại với cái thói quen hay xét đoán - phải là người trên dưới ba mươi tuổi, cầu cho cô ta không quá ba một ba hai! Cổ tay không tròn mọng nữa, nhưng da dẻ vẫn còn mịn màng. Và cái tư thế hai bàn tay khẽ ấp lên trước làn vẫn còn đượm một dáng vẻ yêu kiều gần như quý phái.
Anh khẽ cựa mình lần nữa bả vai của bà mệnh phụ lại lăm le lấn chiếm. Bà kia né vai, hơi quay mặt nhìn anh có cảm giác trong ánh mắt liếc nhìn ấy có một cái nguýt ngang. Xin lỗi, xin lỗi. anh trả lời thầm, tôi không hề có ý ganh tị hoặc bực bội với sự phì nộn, trời cho của bà. Lỗi tại chiếc ghế quá chật. Nhưng tại sao từ đầu bà không giành lấy chỗ ngồi cạnh cửa sổ, vắt cánh tay lên thành xe, có phải thoải mái hơn không . Bà là thế nào với cô ta, mà lại phải chen vào giữa, cách li cô ta với tôi. Một bảo vệ hoàn toàn không cần thiết, cam đoan với bà thế.
Lúc này xe lại đi qua một quãng đường giáp biển. Trời, cái màu biển quê hương dưới một bầu trời Nam nhiệt đới sao mà biếc xanh da diết. Anh chợt nẩy ao ước, giá như xe lúc này tạm dừng, hoặc chết máy cũng được, cho mình xuống ngắm nhìn chốc lát. Hoặc giả như mình đổi chỗ cho người phụ nữ trẻ kia, ló cổ ra ngoài thành xe, hít thở khí lành. Cái mùi thơm nồng nàn mặn mà toả từ bà mệnh phụ ngồi cạnh quả là ngột ngạt. Đã thế, anh không dám quay đầu, cựa mình lần thứ ba, sợ gây phản ứng. Cổ anh cứng ngắc.
Một lúc nào đó, đến lượt hai quả dưa hấu cụ cựa cụ cựa dưới lần xoa căng bóng bọc ngoài. Rồi chủ nhân của nó nặng nề, cẩn trọng cúi hẳn người quờ sửa cái gì đó nơi sàn xe, có lẽ bà ta nới bớt quai dép để giải phóng bàn chân ngồi lâu sưng thúng. Cơ hội ngàn năm có một! Anh ưỡn ngực, vươn người, quay lắc vai bên này bên kia. Cũng thừa dịp may hiệm có này, anh ném cái liếc nhìn về phía người phụ nữ trẻ mặc áo dài màu thiên thanh và có dáng điệu thanh cao quý phái. Thốt nhiên trán anh thoáng một luống lạnh toát. "Hiền!"
Có đúng là lúc bấy giờ miệng anh đã cất lên tiếng gọi hâu như thảng thốt? Giờ đây, mười mấy năm sau, anh vẫn còn băn khoăn vật vã với câu hỏi ấy. Giây phút ấy sống lại trong anh như một cơn mơ. Trong mơ, ta nói chuyện với người khác, có lúc to tiếng tranh cãi nữa, mà vẫn cảm giác như không hể mở miệng. Cả người đối thoại với mình nữa, ta nghe họ tranh cái với những lời nói rành rọt, những giọng điệu bổng trầm biểu hiện tình cảm hết sức rõ ràng mà thật ra không hề thấy người kia máy môi lấy một chút.
Còn người phụ nữ trẻ kia, có đúng là Hiền. Trang Hiền của anh chăng? Có đúng là cô ta đã lặng lẽ đáp lại tiếng kêu thảng thốt của anh bằng một tiếng "chào anh" bình thản, thản nhiên không nhỉ?
Giấy phút ấy thoáng qua rất nhanh. Một ánh chớp. Một cơn mơ. Trầm lặng và khắc nghiệt. Và mệnh phụ đã trở về với từ thế cũ, ngồi ngay ngắn, đồ sộ, tạo một bức thành cách ngăn vững chắc giữa quá khứ và hiện tại.
Hiền, Trang Hiền, anh kêu thầm trong đầu óc nóng bừng dưới làn da trán lạnh băng, có phải chính em là Nguyễn Thị Trang Hiền đó chăng. Em ngồi bên tôi, cách nhau trong gang tấc mà biệt xa vời vợi, nhự bị phân cách bởi cả một đại dương. Có phải chính Trang Hiền, người từng biết cho tôi những dòng tha thiết: "Em yêu anh mãi mãi, không bao giờ thay đổi", những dòng thư mà tôi đã thả trôi trên một dòng sông xanh, với bao ý nghĩ buồn vui nào đấy không rõ rệt?
"Chào anh". Phải chăng Hiền đã đáp lời anh như vậy. Đó là tiếng chào gặp mặt hay tiếng chào giã biệt.
Thản nhiên, không âm sắc, không vui không buồn. Thà như Hiền lạnh lùng, hoặc giận dỗi, uất hận, hoặc thậm chí căm ghét tôi đi. Mà có phải chính Hiền ngồi đó không đã. Hay tôi trông nhầm, một ảo ảnh. Hay tôi nghe nhầm một khuyết tật của thính quan, chung quy cũng chỉ là ảo giác.
Hai bên giã biệt nhau từ lúc nào ấy nhỉ. Và giã biệt cách thế nào, nhiều năm tháng rồi, anh hầu như không còn nhớ. Dường như tình yêu cứ phai nhạt dần, thời gian như một chất nước không màu sắc không mùi vị, pha cho những tình cảm mê say nhất cũng loãng dần, loãng dần. những cuộc gặp gỡ, thừ từ qua lại ngày càng thưa thớt, rồi một lúc nào đó ngừng hẳn, lua nào, anh cũng chẳng để ý. Mà chắc phía Hiền cũng vậy. Một thứ thoả thuận ngầm, một quy ước không thành văn.
Cựa quậy. Lần này thì chính bà mệnh phụ cựa quậy vai trước, cứ như bị người đàn ông gầy gò ngồi cạnh là anh xâm lấn. Anh ngồi thẳng lên, hơi cứng người lại, coi như mình có lỗi. Mặc dù vậy, vẫn không ngăn được cái quay đầu khẽ. Để tránh gây ấn tượng mình quay nhìn, để tỏ ý khó chịu và như thế là không lịch sự, anh đưa luồng mắt ra phía cửa sổ xe, làm như đang ngắm cảnh. Anh thấy một cánh tay thon thả trong ống màu thiên thanh chuồi ra vắt ngang lên thành sổ xe. Ý chừng Hiền cũng đang bị chèn ép như mình. Bà ta là gì với Hiền ấy nhỉ. Mẹ đẻ hoặc chị, chắc không phải rồi. Chẳng cần nhìn thẳng mặt, anh hình dung bà béo ị có một khuôn bán diện rất thô, mũi cà chua, cằm bạnh nục nặc. Vậy thì mẹ chồng chăng? Hay chỉ là bạn đường ngẫu nhiên, cùng lên một chuyến xe?
Mu bàn tay Hiền đã thoáng nổi gân xanh, anh nhận xét. Có thể nào khác được. Mười mấy năm rồi. Thời gian và cả những thăng trầm cuộc sống. Có mỏng đi chút ít, nhưng cổ tay hiền vẫn trắng trẻo mượt mà, móng không tô nhuộm gợi một vẻ đẹp tinh khiết. Giá mình được nắm lại bàn tay ấy, dù là một lần cuối, đặt nhẹ môi lên những ngón tay thân thuộc yêu thương chứa đầy kỷ niệm.
Hồi bấy giờ hiền còn là một nữ sinh học trường miền Nam, mười bảy tuổi. Hay nói hay cười. Có vẻ thích bàn cãi để làm ra vẻ người lớn. Chuyện xẩy ra tại căn phòng nhỏ gia đình dành cho tôi, trước là phòng học, nay là phòng làm việc tại nhà (tôi viết bài cho một chuyên san). Hiền đến chơi, trả sách, lao vào một cuộc tranh luận. Về nội dung cuốn truyện tính cách nhân vật, hay, to tát hơn, về ý nghĩa và triết lý cuộc đời? Không còn nhớ nữa. Tôi ngồi yên lặng nghe, thỉnh thoảng chêm câu bình luận thoáng ý châm biếm hoặc phản bác, với tư thế một người anh lớn tuổi - mình hơn Hiền mười tuổi chứ ít à, ấy là chưa kể đã từng trải nghiệm tình yêu, từng biết một người phụ nữ - chỉ cốt kích thích thêm cuộc bàn cãi. Tôi thích nghe giọng nói của Trang Hiền, trẻ trung trầm bổng, đượm màu xanh biếc của biển Nha Trang quê Hiền như trong trí tôi tưởng tượng.
Cái chân lý được tuổi mười bảy hết lòng bảo vệ, chẳng hiểu nó chính xác vững vàng được đến mức nào, chỉ biết là đầy tự tin, hào hứng. Càng nói, Hiền càng có vẻ tin chắc ở lý lẽ của mình, gò má càng ửng lên, mặt lóng lánh, có lúc Hiền khua cả hai tay làm điệu bộ để thêm sức mạnh cho lời nói. Một lúc nào đó, thấy hiền vừa đặt tay lên bàn, tôi liền ép bàn tay cô gái. Cô muốn hiểu thế nào thì hiểu! Phải, có lẽ tôi chỉ muốn làm dịu cái hăng tranh cãi của cô thôi. Cô nói nhiều rồi, hãy cho phép tôi có ý kiến lại chứ. Đang đà nói, Hiền không dừng lại. Tôi ép mạnh tay hơn. Và kìa, chẳng biết tại sao, giọng nói cô gái tự dưng bổ xiêu. Cứ như thế, những lý lẽ của cô, đang vững vàng là thế, bỗng nhiên bị hẫng mất chân đứng, đổ nghiêng dần. Giọng Hiền yếu ớt hẳn đi, rồi im bặt. Tôi lặng lẽ nhìn thẳng vào mặt Hiền. Dưới làn mi cong cô gái, tôi nhận thấy một ánh phân vân lưỡng lự. Tôi cầm nâng tay Hiền lên, dùng cả bàn tay kia của mình ép chặt. Khoé miệng Hiền chợt nhếch khẽ rung rung như cười, mắt mở tròn ngó thẳng vào mặt tôi. ý nói: Anh làm cái gì kỳ vậy. Cho anh thiệt là táo tợn.
Những đường phố Hà nội rợp bóng cây hoặc ủ bóng đêm trở thành những con đường thân thuộc đi về của tình yêu. Tình yêu với mọi miền hạnh phúc và mọi nỗi băn khoăn dần vật của nó, thổ lộ ra hay phong kín...
Đường Lý Thường Kiệt. Giêng hai năm ấy, tôi còn nhớ, rét nhiều. Mùa xuân còn chần chừ, chỉ mới đăng ký trên tờ lịch. Tiếng động thành phố trầm hẳn, như bịt bùng trong chăn. Lá cành run rẩy. Tôi và Hiền lặng lẽ sóng bước. Hiền cất tiếng:
"Anh coi, cây hai bên đường cũng chụm vào nhau để đỡ rét".
"Ồ nhỉ".
Hiền đứng dừng, ngắm một chút, rồi bằng cái giọng Nha Trang nhẹ nhàng trầm bổng:
"Nó lại nghiêng mình nữa, anh thử nhìn coi".
Náo nức như vừa phát kiến điều gì mới, Hiền kéo tôi ra mép vỉa hè. Quả thật, hai dẫy cây hai bên đầu ngả chênh ra phía đường chút ít, vươn cành lá mịt mùng giao trộm vào nhau. Tôi ngạc nhiên: mình qua đường phố hàng trăm lần, chưa bao giờ để ý hiện tượng đó.
"Dễ thường người ta dụng ý trồng nghiêng ra một tý. Để lấy bóng mát cho mặt đường".
"Nếu vậy, phải cho nghiêng vào trong này mới phải chớ. Người đi đường cần bóng mát hơn xe cộ".
"Hiền nói đúng". Tôi bật cười. Giọng tôi ẩn ý trêu cợt: "Hiền bảo anh mắc cái thói tật trí tuệ, hay suy nghĩ lật ngược vấn đề. Chính em cũng hay "lật ngược". Nhưng lần này em hoàn toàn có lý".
Hiền quay sang, hai má đỏ hửng. Mắt Hiền nhìn tôi tha thiết:
"Em muốn thấy anh cười như vậy. Em, muốn giữ hình ảnh anh vui, khi anh ở xa em... anh có thấy gốc sầu to bự đằng kia không? Tán lá xùm xoè gục xuống, như cái đầu nặng trĩu, mấy cành to tự như cánh tay nâng đầu, mệt nhọc dữ!".
Mắt ánh tìa ranh mãnh, Hiền tiếp luôn:
"Nghĩ ngợi là hại người lắm đấy! Em nói vậy có đúng không? Em thấy anh hay buồn. Anh đang nghĩ gì vậy? Chắc anh lại sắp nói ra câu hỏi: Vì sao em yêu anh? Chán chết đi được ấy!".
"Hứa với em, từ rày anh sẽ không bao giờ lật lại câu hỏi "chán chết" ấy nữa. Tôi ôm một bên vai Hiền, kéo vào mình, khẽ thì thào. Miệng tôi ghé sát tai Hiền, tôi nghe hơi ấm của làn má hây hây đỏ, cảm thấy lớp lông tơ mượt mà trên bầu má ấy mơn man da mặt mình.
Bao nhiêu mùa xuân đã qua đi. Còn chăng lớp lông tơ óng mượt trên đôi má. Hồi nãy, trong con mơ thoáng gặp, anh có ấn tượng nước da Hiền, nếu đúng đó là Hiền, chưa hề có dấu hiệu gì khô ráp. Giá mình đặt lại được một cái hôn nhẹ, dù chỉ bằng tưởng tượng, trên bầu má vẫn còn vẻ mịn màng tươi tắn ấy. Anh rướn người ra trước thêm tí chút, làm như muốn nhìn rõ hơn phong cảnh bên ngoài. Bà béo bên cạnh bất thần cựa quậy, cũng rướn người ra, cái đầu tóc to sù uốn quăn của bà che lấp hẳn khuôn mặt thiếu phụ trẻ. Cái bà này, bà là ai mà kỳ cục. Con đáng mặt mệnh phụ không, hay chỉ là loại dân phê buôn bán tầm thường. Sao bà vô lý vậy. Mẹ chồng hay chị chồng mà nỡ bảo vệ cô ta kỹ càng đến thế.
Thốt nhiên, toàn bộ cái khối thịt của bà ta hung tợn xô ngang vào anh, mạnh không thể tưởng tượng được. Bị đẩy bật, anh suýt ngã ngồi ra sàn xe, chỗ lối đi. Đến lượt anh ta lại xô mạnh vào khối thịt bà ta. Trong xe, mọi người nhốn nháo. Lát sau mới hoàn hồn. Chiếc xe khách muốn tránh vật cản gì đó, hình như một chiếc xe ngựa đột nhiên dở chứng, đã lái ngoạch qua ngoạch lại như điên. Suýt nữa xẩy ra tai nạn. Bình tĩnh lại, một ông hành khách nào đó, giọng Quảng Ngãi nặng chịch, oang oang kể chuyện có chuyến xe khách muốn tránh một con trâu vọt ngang đường đã đâm thẳng vào một cặp vợ chồng trẻ đèo nhau bằng xe máy. Cả xe bàn tán lao xao.
Một đêm tôi đi cùng Hiền trên đường phố vắng. Lúc tạt qua một ngã ba, bất thình lình có chiếc xe con lao tới. Tôi chỉ kịp lôi Hiền trở lại. Hú vía! Vành chắn bùn phía sau gạt ngang qua hai người, cái gì đó móc rách toạc túi áo Hiền. Hiền chỉ cho tôi xem, vẻ như thú vị, ghé tai tôi thì thầm: "Có chết thì chúng mình cùng chết cả hai".
Lúc bây giờ, tôi còn nhớ như in, đầu tôi choáng vàng. Một kỷ niệm xót xa, chưa cũ gì lắm, vút xuyên qua cái dùi nung cháy bỏng. Từng có lần nào đó, một người con gái khác, trong một tình huống tương tự, đã nói với tôi y hệt như những lời nói ấy. "Có chết thì cũng chết cả hai". Chỉ khác, giọng cô ta réo rắt hơn, như còn run rẩy vì xúc động và sợ hãi. Đó là mối tình đầu của tôi. Tôi nghĩ rằng với cô ta cũng vậy. Bất ngờ, một thời gian sau, tôi nhận được bức thư chia tay của cô ta. Lời lẽ hết sức điềm tĩnh, tỉnh táo. "Em đã suy nghĩ kỹ. Xét thấy rằng chúng ta không hợp nhau. Thôi vĩnh biệt". Một tháng sau, cô ta lấy chồng. Hiểu rồi, hiểu rồi, cô em bé nhỏ của tôi ạ, đối với cô, tôi chỉ là vật đối chứng trong một trò thí nghiệm tình cảm lạnh lùng.
Cuộc trò chuyện lao xao trên xe vẫn chưa dứt. Có lẽ mọi người đã bị cái lắc xe đột ngột làm tỉnh táo hẳn lên. Bà mệnh phụ sửa lại chỗ ngồi, có cảm tưởng bà cố dán chặt người thêm vào lưng ghế và đệm ghế. Phía bên kia, Trang Hiền của anh cũng đã ép chiếc làn trắng ngà vào bụng mình, hai bàn tay ôm lấy nó. "Có chết chúng mình cũng chết cả hai". Trong đầu anh chợt nẩy một giả thiết vui vui. ừ, giá như lúc nãy đã xẩy ra tai nạn thực, xe đổ nhào xuống ruộng hoặc đâm sầm vào gốc cây, câu nói của Hiền mười mấy năm về trước, một ước vọng, một lời nguyền, bỗng dưng thành sự thực, thì sao nhỉ. Mình sẽ vui hay buồn. Hiền sẽ buồn hay vui. Ôi, ngớ ngẩn. Chết cả hai rồi, còn gì nữa mà nói chuyện vui buồn!
Giây phút này Hiền đang nghĩ gì. Hiền có sực nhớ đến cái lời nguyền đó không, nếu người ngồi đó đích thực là Trang Hiền của anh. Lúc nãy Hiền có hồi hộp sợ hãi lắm không ấy nhỉ. Dù sao cơn nguy hiểm cũng đã qua rồi. Hai bàn tay Hiền lúc này đan nhau bình thản, đoan trang, mấy ngón còn tròn mọng trắng hồng bên cạnh màu ngà chiếc làn và màu thiên thanh tà áo.
Cái đêm đầu thu không thể nào quên ấy, tôi ngồi cạnh Hiền bên hồ nước, ánh sáng rọi xuống khiến làn nước đêm xanh thẫm càng lung linh. Thốt nhiên tôi cảm thấy Hiền khẽ rùng mình.
"Em lạnh hay sao?" Tôi ân cần hỏi.
"Không ". Hiền đáp. "Nhưng từ nhỏ em đã có tật vậy. Mỗi khi chợt thấy một vệt sao băng, em đâm bồi hộp. Cứ nghĩ cái chấm sáng nhỏ nhoi ấy rớt vào giữa mung lung bầu trời, em hơi sở sợ, cảm thấy cô đơn, như là ớn lạnh nữa ấy".
"Cả giờ nữa, lúc có anh bên cạnh?" Tôi hỏi, hơi có tí trêu chọc.
"Em chẳng hiểu làm sao nữa. Biết đâu chẳng càng ớn lạnh hơn ấy chứ". Hiền đáp, đùa trêu lại. "Vì có ai thăm dò được hết cái mung lung tình cảm con người".
Tôi lặng im. Hiền liền có một cử chỉ làm lành.
"Anh coi, trống ngực em còn đập đây nè".
Hiền cầm tay tôi đặt lên phía tim mình. Dưới làn áo lụa, ngực cô gái căng vồng. Tim tôi hồi hộp. Từ lúc nào không biết, Hiền để nhẹ nhàng cởi cúc áo của mình, hơi thót người lại, tôi cảm thấy tay mình tiếp xúc với làn da mát rợi trên mỏm đồi xuân mơn mởn. Nghe rõ cả tim mình đập mạnh, thình thịch, trong trái tim cô gái. Hồ nước bỗng chao nghiêng, nghiêng ngả.
Bà mệnh phụ. Lại bà mệnh phụ. Nhưng lúc này tôi thông cảm. Bà chẳng hề có ý định phá ngang dòng mơ tưởng loăng quăng rối rắm của tôi, chắc thế. Chẳng qua phần ghế quá chật đối với cái khối lượng quá cỡ của bà. Tôi đã tự nguyện dịch gần một nửa người của tôi ra khỏi chiếc ghế của tôi rồi đấy. Mong bà đừng quá lấn ép người ngồi cạnh, phía bên kia, tội nghiệp.
Tôi và Hiền ngồi trên vệ cỏ lẳng lặng ngắm mặt hồ như vậy có lẽ rất lâu. Mắt Hiền đen huyền, dường như cũng có ánh sao lung linh trong ấy. Dưới bàn tay ấp ôm mơn trớn, tấm ngực trẻ thanh tân càng nhô cao, căng nhọn, tựa hai hòn núi đá thuở hoang sơ. Trống ngực tôi phập phồng. Tôi nẩy ý liều lĩnh táo tợn, lần tìm đến những miền hoàng dã thâm u khuất vắng hơn.
"Đừng, đừng anh, em sợ".
Nghe Hiền thì thào, giọng đứt quãng. Vai Hiền khẽ rung lên như hồi nãy. Bỗng khắp người cô gái nổi cơn run rẩy dữ dội, khi tôi cố đẩy tới cuộc phiêu liêu mạo hiểm, Tôi đâm hốt hoảng, có cảm giác như Hiền có thể sắp choáng ngất vì sợ hãi. Vội đưa cả hai cánh tay giữ ghì lấy thân hình cô gái. Cơn run rẩy dịu dần. Trán tôi từ lúc nào cũng toát mồ hôi lạnh.
"Ta về thôi, em nhé. Sương xuống nhiều rồi". Tôi nghe mình nói, giọng lúng búng chen xấu hổ và hối hận.
Hiền vịn vào vai tôi yếu ớt đứng dậy.
Trưa hôm sau, ở cơ quan về, tôi tìm thấy mẩu giấy nhỏ luồn qua khe cửa. Tôi hồi hộp mở xem. Nét chữ của Hiền. Vẫn thoáng, đẹp, nhưng dường như có in vết run rẩy, tôi hình dung thế. Hiền nói Hiền viết cho tôi mấy chữ này lúc bốn giờ rưỡi sáng, sau một đêm không hề chớp mặt. Hiền muốn tôi thông cảm và tha thứ (Ôi, chính tôi phải ngàn lần xin Hiền tha thứ cho tôi mới phải). "Đêm nay anh hãy đến với em, anh nhé".
Đêm hôm ấy tôi không đến. Vì lý do gì, cũng chẳng còn nhớ thật rõ. Sau này hai ba lần Hiền vặn hỏi, hai ba lần tôi đáp là mình tự dưng nổi một cơn đau đầu dữ dội. Điều đó nếu không hẳn là sự thực, ít ra cũng là sự thực do tôi mường tượng sau nhiều lần nhắc đi nhắc lại.
Tôi không còn giữ một bức thư nào của Hiền. Tất cả đều đã được thả trôi theo dòng nước. Vì sao vậy, chính tôi cũng không hiểu nổi. Hiền viết cho tôi khá nhiều thư, khi chỉ mấy dòng ngắn, khi ba bốn trang liền. Hiền khoe học tốt, trái với điều tôi lo lắng là Hiền có thể sao nhãng việc học tập. "Em cảm thấy như dạo này trí óc mình ngày càng minh mẫn láng hơn. Toán giải khá nhanh. Cô giáo văn còn khen em làm bài hết sức tình cảm". Hiền kể một vài kỷ niệm chạy giặc hồi thơ ấu ở quê hương, chuyến đi tàu biển ra Bắc tập kết cùng ông chú. "Em muốn anh thuộc lòng từng chi tiết cuộc đời em. Anh đừng cười là nó còn quá ngắn, chẳng có gì đáng kể. Em vui thích mà nghĩ rằng tâm hồn anh". Hiền đòi tôi cũng phải "trả nợ", kể cho Hiền nghe quá khứ của mình, những buồn vui, những cuộc tình duyên cũ "nếu có", mà chắc là phải có. Hứa với anh, em không ghen đâu, chỉ muốn anh kể để vơi bớt nỗi buồn mà em đoán nguồn gốc sâu xa là ở đó". Tiếp đến những bức thư nồng nàn táo bạo hơn "Em từng nói em muốn anh thuộc rõ cả cuộc đời em. Em muốn anh cũng thuộc toàn bộ thân thế em, vì tất cả em là của anh, của riêng anh tất cả". "Ôi, cái ngày sinh nhật kỳ diệu! Em đã bước sang tuổi mười tám với một kỷ niệm không bao giờ quên. Đêm qua chúng mình đã có được cả một đêm cho nhau trọn vẹn. Suốt ngày hôm nay em lười biếng nằm dài, ngửa mặt lên trần suy nghĩ, nhớ lại và ước mơ. Lúc này ước gì có một đứa con của anh nằm gọn trong bụng mình. Một đứa con trai giống hệt anh. Nó sẽ là cái cầu nối, một lời thề nguyện gắn cả cuộc đời và linh hồn hai chúng ta mãi mãi, một trăm năm, một nghìn năm, một triệu năm ánh sáng".
Những lá thư dài ngắn ấy, tôi đọc đi đọc lại hầu như thuộc, với niềm xúc động khi êm ái, khi bừng bừng mãnh liệt. Tôi áp mảnh thư vào ngực, nhắm mắt thầm nhớ lại những giây phút êm đềm. Nhưng khi xúc cảm trào lên quá mạnh, khiến hai thái dương đập phập phồng, tôi cảm thấy bất chợt xen vào một nỗi lo âu buồn bã, thậm chỉ bàng hoàng, một phản ứng tâm lý mà tôi không thể giải thích nổi, lại càng không thể nào nén nổi. Một buổi sáng xuân đẹp trời, nhân đi công tác bằng ca nô trên sông Bạch Đằng, tôi đã thả tập thư của Hiền từng tờ từng tờ một cho bay theo gió rồi rơi xuống nước. Dòng nước mùa xuân này xanh trong leo lẻo, đẹp quá chừng, hy vọng nó sẽ đưa những lời thư ấy ra biển rồi ra tận đại dương. Tôi dõi nhìn những vuông giấy trắng trao nghiêng như cánh chim bập bềnh trôi nhanh ra phía sau lái với một tâm trạng hầu như thanh thoát, tuy vương chút bùi ngùi. Cái gì diễn ra trong tôi vậy. Dường như tôi đã e sợ và muốn ngăn ngừa trước một sự ràng buộc hoặc trách nhiệm nào đó, hoặc một sự dang dở; chia lìa, thậm chí cơn vỡ mộng mà cái tạng, cái khí chất của tôi sẽ không thể nào chịu đựng nổi. Yêu tôi nồng nhiệt, biết đâu Hiền chẳng có thể cắt đứt phũ phàng. Nói gì một triệu năm hoặc một trăm năm. Mọi sự ở đời cái gì chẳng qua đi như ngày đêm dưới cầu nước chảy, mọi điều tất phải biến đổi, nhàm chán, nhạt phai. Hiền yêu tôi thật sự hay chỉ là yêu tình yêu, yêu chính mình qua một mối tình. Tôi đã có gì đặc biệt, có gì xứng đáng. Những lời lẽ bồng bột say sưa ấy Hiền viết cho tôi hay viết để say sưa với chính mình. Tôi chẳng qua chỉ là cái cớ.
Lại bà mệnh phụ. Lần này thì cái bà béo ị ấy không còn làm sao chịu đựng được nữa nồi. Bà xoay người, thúc cả cùi tay vào hông anh, đột ngột đứng dậy. Bà nhoài người nhìn ra phía cửa sổ, bỗng quay lại hét toáng về phía người lái xe: "Xuống! Xuống! Cho tôi xuống đây! Dừng lại! Cho tôi xuống!" Giằng cái hông đồ sộ lên đùi anh, bà cúi quơ cái túi giả da to kềnh màu hồng khá đẹp dưới chân ghế, rồi chẳng cần xin lỗi, lăm le định len ra. Anh vội nhổm dậy, đứng tránh ở lối đi. Bà ta vừa lách khỏi, thốt nhiên anh thấy mình đứng đối mặt với thiếu phụ áo thiên thanh. Hiền! Trời ơi, Hiền cũng xuống đây sao? Cái thị trấn này là đâu vậy? Quê chồng hay chính quê Hiền?
Thoáng giây hồi hộp, Hình như hơi thở của anh, nóng hổi, phả cả vào cổ và gáy người thiếu phụ, mấy sợi tóc dài khẽ phơ phất trên làn da trắng mịn. "Có phải đúng Trang Hiền của anh đấy không ?". Tiếng kêu ấy vang vang trong đầu óc anh, tuy anh không hề mở miệng. Hiền cũng đã nghe thấy chăng? Người thiếu phụ khẽ quay đầu, nhìn thẳng vào anh. Đôi mặt mở to, vẻ bỡ ngỡ, y như mắt Hiền ngày nào khi anh làm cái việc táo bạo ép bàn tay mình lên bàn tay cô gái. Nhưng lúc này ánh mắt ấy dường như thoáng buồn, thoáng nghiêm lạnh. Đôi môi, vẫn còn hồng mọng, nhưng mím mím, lặng yên, hoàn toàn xa lạ. "Nếu đúng là Hiền, sao Hiền không nói ví tôi một lời nhỉ. Hiền hãy trách cứ tôi đi, nói thẳng sự thật vào mặt tôi đi. Tôi đã quá tính toán chăng, đã hèn yếu đến mức độ trở nên hèn nhát vị kỷ chăng. Sao Hiền vẫn cứ câm lặng lạnh lùng như vậy?"
Đầu anh choáng váng. Tiếng đập thình thình vào thành xe của người lái phụ ngồi phía sau giục đi, anh tưởng như tiếng đập của trống ngực mình dội lên tận óc. Chiếc xe ca lại khởi động, anh lặng người, vội bám hai tay vào thành ghế hai bên lối đi. Tuy nhiên vẫn cố ngoái nhìn ra phía sau, qua khung kính ở lưng xe, cố tìm lại hình bóng chiếc áo màu thiên thanh. Lúc đầu không thấy gì. Sau đó hiện ra trong khung kính dáng thanh mảnh nhỏ nhắn của người thiếu phụ, toàn một mầu tím sẫm, nó nhỏ đi nhanh rồi mất hút.
Cho đến bây giờ, thêm mười mấy năm nữa, anh vẫn chưa nhớ được cái màu tím sẫm lạ lùng ấy là do ánh mắt mình đã mờ đi, thẫm lại hay đó là do màu tấm kính.
1989